Doanh nghiệp đúc đồng Nguyễn Văn Sính gắn với nghề đến nay đã 12 đời với những đóng góp to lớn vào sự nghiệp duy trì và phát triển nghề truyền thống trên mảnh đất phường Đúc, Huế.
Kỹ thuật truyền thống gắn với sức sáng tạo không ngừng nghỉ của mỗi người thợ đã làm nên sức sống trong mỗi tác phẩm từ hình hài đến tiếng chuông. Cơ sở đúc đồng Nguyễn Văn Sính đã đưa bản sắc dân tộc và tinh hoa nghệ thuật truyền thống vào các sản phẩm làm ra, chính vì thế tất cả mẫu sản phẩm đều chứa đựng sự trân trọng của người thợ đúc đồng, chạm trỗ, khảm đồng đối với những đặc trưng lối sống, nếp sinh hoạt, phong tục - tín ngưỡng của người dân.
Tinh thần lao động - sáng tạo với nghề của cơ sở Nguyễn Văn Sính
Phương châm nghề nghiệp: luôn đặt “chữ tín làm đầu”
Khơi gợi, gìn giữ và phát huy niềm tự hào về nghề truyền thống, nghệ thuật đúc đồng truyền thống.
Phát triển nghề đúc đồng thật sự trở thành làng nghề chuyên nghiệp
Chú trọng việc đào tạo nguồn nhân lực giỏi để mở rộng phát triển nghề đúc đồng cả ở Huế nói riêng và trong cả nước nói chung.
Về nghệ nhân Nguyễn Văn Sính:
Danh hiệu “Nghệ nhân Dân gian” đầu tiên do Hội Văn học Nghệ Thuật Việt Nam ban tặng vào năm 2003.
Chủ tịch Trung tâm hiệp hội Mỹ nghệ Huế
Nghệ nhân Nguyễn Văn Sính
Các tác phẩm tâm đắc nhất:
“Chuông Cõi Niết Bàn” hiện tại ở Bà Rịa - Vũng Tàu và những kiệt tác nghệ thuật đúc đồng như Tượng bán thân Bác Hồ ở Kim Liên – Nam Đàn Nghệ An; tượng đài Trần Hưng Đạo ở Nam Định cao 10m; tượng Bác Tôn ở An Giang,… Đặc biệt, quả chuông Đại Hồng Chung cao 5,5 m, đường kính 3,7 m, nặng trên 30 tấn do doanh nghiệp tư nhân Xuân Trường ở Ninh Bình đặt làm, đây được xem là quả chuông lớn nhất Đông Nam Á hiện nay.
Nhóm sản phẩm nhận tạo mẫu và gia công:
Dòng sản phẩm thờ cúng trong đời sống hằng ngày: Lư hương, Chuông; Chân đèn; Tượng phật,...
Dòng sản phẩm chuông dùng trong chùa, đại lễ: Chuông, Khánh, Bia ghi công,...